Search

Giải mã MV "Canh Ba" của Nguyễn Trần Trung Quân - Kênh 14

12 tiếng sau khi MV "Canh Ba" của Nguyễn Trần Trung Quân lên sóng, sản phẩm âm nhạc kết hợp với Triple D đã có hơn 1.5 triệu lượt xem, hiện đang giữ vị trí top 7 trending YouTube Việt Nam, chỉ số này vượt qua cả phần 1 - "Tự Tâm", càng chứng minh sức hút của bộ đôi đam mỹ Hoàng thượng và Bạch Liên.

MV Canh Ba - Nguyễn Trần Trung Quân x Triple D

Tất nhiên, đã là một sản phẩm của Nguyễn Trần Trung Quân và Denis Đặng thì không thể nào hiểu cho hết được các tầng ý nghĩa được cài cắm trong MV. Hãy xem bạn đã bỏ lỡ chi tiết nào rồi nhé!

Giải mã Canh Ba: nghi thức tẩm liệm người chết đầy ma mị cho đến đám cưới với tử thi, tất cả đều có thật! - Ảnh 2.
Giải mã Canh Ba: nghi thức tẩm liệm người chết đầy ma mị cho đến đám cưới với tử thi, tất cả đều có thật! - Ảnh 3.

Trang phục lấy cảm hứng từ cổ phục Việt Nam và Á Đông nói chung.

Mặc dù có nhiều luồng ý kiến trái chiều về việc tạo hình của "Canh Ba" có ảnh hưởng mạnh từ Trung Quốc, nhưng về mặt cơ bản, đây là dạng thức trang phục vô cùng thông dụng của các nước Á Đông. Dạng thức mà Hoàng thượng Trung Quân và Bạch Liên sử dụng trên trang phục gồm có áo giao lĩnh nhiều lớp, quấn thường, bên ngoài khoác một chiếc đối khâm để tăng thêm vẻ quyền quý. Kết hợp với lối tóc xoã dài của nam nhân, có thể nhận ra sự ảnh hưởng của trang phục thời Lê sơ và Lê Trung hưng lên loạt tạo hình này.

Cũng cần nhấn mạnh, các dạng trang phục được liệt kê phía trên đều được sử dụng thịnh hành tại các nước Á Đông (Việt, Trung, Nhật, Hàn) thế nên việc khán giả đại chúng cảm thấy có nét tương đồng là việc đương nhiên, khó có thể quy chụp là đạo nhái hay "vay mượn".

Nghi thức "phạm hàm"

Nghi thức được tái hiện phân đoạn tẩm liệm cái xác của Bạch Liên trong MV "Canh Ba" gọi là lễ phạm hàm. Theo quan niệm của người Á Đông, khi người chết qua đời, họ sẽ vượt qua một con sông chỉ có duy nhất một người đưa đò. Linh hồn người chết phải trả cho người đưa đò này đồng tiền vàng để được qua sông, tiếp tục hành trình tại cõi chết. Thế nên khi người nhà vừa qua đời, người thân sẽ để vào trong miệng người chết một nắm gạo trắng, vài đồng tiền vàng, những nhà quyền quý sẽ bỏ vào thỏi vàng hoặc viên ngọc (như trường hợp Hoàng thượng thực hiện cho Bạch Liên). Sau đó sẽ khép miệng thi hài lại, tiếp tục những nghi thức tiếp theo.

Những trường hợp chết bất đắc kì tử, không có người nhà thực hiện nghi thức trên, sẽ vĩnh viễn ở lại bên kia bờ sông, trở thành linh hồn vất vưởng. Thế nên nghi thức này được đặc biệt chú ý.

Giải mã Canh Ba: nghi thức tẩm liệm người chết đầy ma mị cho đến đám cưới với tử thi, tất cả đều có thật! - Ảnh 5.

Năm loại thảo mộc để pha nước ngũ vị hương được đặt trên đầu của Bạch Liên.

Năm chiếc dĩa sứ để năm loại thảo mộc phía đầu thi hài Bạch Liên không phải "để cho vui", đó là hồi, quế, gỗ vang, bạch đàn, đinh hương - 5 loại thảo mộc để pha nước ngũ vị hương. Đây là loại nước thơm dùng trong các nghi thức tâm linh, tẩy uế. Có thể thấy, ekip "Canh Ba" đã nghiên cứu khá kĩ về chi tiết này.

Giải mã Canh Ba: nghi thức tẩm liệm người chết đầy ma mị cho đến đám cưới với tử thi, tất cả đều có thật! - Ảnh 6.

Tiếp theo là nghi thức "Mộc dục" - dùng nước ngũ vị hương để tẩy uế cho thi hài, cho thể xác được sạch sẽ. Bên cạnh đó còn để giữ cái xác của Bạch Liên luôn "thơm tho" trong quá trình chung sống với Hoàng thượng sau này.

Giải mã Canh Ba: nghi thức tẩm liệm người chết đầy ma mị cho đến đám cưới với tử thi, tất cả đều có thật! - Ảnh 8.
Giải mã Canh Ba: nghi thức tẩm liệm người chết đầy ma mị cho đến đám cưới với tử thi, tất cả đều có thật! - Ảnh 9.

"Âm hôn".

"Âm hôn" hay còn gọi là nghi thức kết hôn với người chết, không phải là sản phẩm của phim kinh dị, mà là một nghi thức có thật.

Kết hôn với người chết là tục lệ của người Trung Quốc thời xưa (hay còn được gọi là âm hôn - đám cưới ma). Theo thông tin của những nhà sử học, đám cưới ma có thể bắt nguồn từ thời nhà Chu (1.046 TCN - 256 TCN). Theo tín ngưỡng và tục lệ xưa, những thanh niên trẻ đã có hôn ước, đang chờ đến ngày cưới nhưng không may đột ngột qua đời thì người nhà phải giúp họ hoàn thành hôn lễ, nếu không hồn ma của họ sẽ quấy nhiễu khiến gia đình bất an. Bởi vậy, dù thế nào thì gia đình cũng phải cử hành âm hôn cho họ, sau đó mới tiến hành mai táng.

Việc tổ chức một đám cưới với người âm cũng phải tiến hành như với người đang sống, không được phép bỏ qua bất kỳ một tiểu tiết nào do có nhiều người quan niệm rằng những hồn ma chưa được tổ chức hôn lễ sẽ rất "khó tính", nếu không "khéo chiều" thì người nhà sẽ bị họ "hành" đến hết đời. Bên cạnh đó, những gia đình giàu có nếu chẳng may có con cái qua đời khi chưa kết hôn thì sẽ phải tìm người sống để cưới cho con mình, còn những nhà bình thường thì sẽ tìm đến những gia đình có cùng cảnh ngộ để se duyên cho những đứa con đã mất.

Giải mã Canh Ba: nghi thức tẩm liệm người chết đầy ma mị cho đến đám cưới với tử thi, tất cả đều có thật! - Ảnh 10.

Có thể thấy, "Canh Ba" đã mở ra một vũ trụ của Nguyễn Trần Trung Quân - Denis Đặng, là phần tạm kết thuyết phục cho mối tình của Bạch Liên và Hoàng thượng trong tiền kiếp quá khứ, mở ra ngưỡng cửa hiện đại. Bên cạnh đó, trong buổi họp báo ra mắt MV "Canh Ba", Denis Đặng cũng bày tỏ ý định manh nha lấn sân sang điện ảnh, liệu đây có phải là dấu hiệu cho biết cả hai đang có những dự tính lớn hơn rất nhiều sau "Tự Tâm" - "Canh Ba", không chỉ đơn thuần là những MV hoành tráng?

Let's block ads! (Why?)



Giải trí - Âm nhạc - Google Tin tức
January 04, 2020 at 09:01PM
https://ift.tt/2MVzSpn

Giải mã MV "Canh Ba" của Nguyễn Trần Trung Quân - Kênh 14
Giải trí - Âm nhạc - Google Tin tức
https://ift.tt/34qm2kR
Shoes Man Tutorial
Pos News Update
Meme Update
Korean Entertainment News
Japan News Update

Bagikan Berita Ini

0 Response to "Giải mã MV "Canh Ba" của Nguyễn Trần Trung Quân - Kênh 14"

Post a Comment

Powered by Blogger.